Để học tốt bida trung cấp

08:57 |


Ai rồi cũng sẽ tốt nghiệp lớp sơ cấp căn bản để rồi bước qua bậc cao hơn khi tập trung cấp, giai đoạn mới này hứa hẹn sẽ có nhiều điều lý thú chờ anh em khám phá, mình có vài điều chia sẻ để anh em tập tốt hơn và đây cũng là yêu cầu tối thiểu của 1 người muốn tiến bộ nhanh trong bộ môn bida libre:


1/ Đừng xem thường căn bản: mọi thứ thuộc về cơ bản luôn quan trọng, khi bạn đánh hỏng 1 quả bi thì hết 70% nguyên nhân là sai cơ bản, 1 sự xao lãng nào đó của cơ thể như không tập trung, đặt cơ xuống bàn quá vội, quên thoa lơ, chưa nhìn kỹ đường bi đã vội đánh, không nhấp cơ,..........những thiếu sót này có thể làm bạn đứng cơ không thể tiến bộ trong thời gian rất dài.

2/ Không xem thường bất cứ thế bi nào: cho dù trước mặt bạn là bi mắt kiếng cũng hãy xem xét thật kỹ, tính toán chu đáo rồi mới đánh, sự chủ quan luôn tỷ lệ nghịch với tốc độ lên cơ, bi càng dễ càng phải cẩn thận, có rất nhiều tình huống đánh hỏng bi do quá hấp tấp, 1 thế bi nếu bạn đặt cơ xuống đánh liền sẽ cho kết quả khác với khi bạn nhìn kỹ thêm 1, 2 giây nữa rồi mới đánh, đừng sợ người khác chê cười khi cẩn thận vì nếu bạn đánh trật bi dễ do ẩu tả sẽ càng đáng bị chê cười hơn nữa => hãy biết quý từng trái bi bạn đang xử lý dù đó là bi gì.

3/ Ghi nhớ thật kỹ những sai sót: 1 người có tốc độ lên cơ nhanh luôn nhớ rất kỹ những quả bi mình đánh hụt trong trận đấu gần đây nhất, mỗi khi phạm sai lầm mà để thua cả ván đấu họ có thể không ngủ được tối hôm đó.....qua ngày hôm sau xếp tất cả nhưng thế bi từng đánh hỏng ra tập lại thật nhiều lần. Cứ như vậy theo thời gian các sai sót của bạn sẽ giảm xuống còn tỷ lệ thấp nhất.

4/ Đánh thật chặt chẽ: ở bida trung cấp hoặc cao cấp cái người ta cần luyện là sự chặt chẽ trong các đường bi, hãy tập tính toán vị trí khi bi chạy về, đoán trước hình bi sẽ có sau 1 cú đánh và cố gắng đừng để kết quả sai lệch quá nhiều. Mình nhớ có 1 cơ thủ nước ngoài nói người VN khi đánh bị thiếu sự chặt chẽ trong xử lý bi, do đó không phải cứ đúng thế bi gom thì chỉ cần đánh chạy về khu vực là đủ, hãy tập điều sao cho bi ra gần vị trí mình mong muốn nhất, dần dần bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ.

5/ Chuẩn bị thật tốt những cái mới: khi vừa học được đường bi nào đó thì tốt nhất hãy tập thật nhuần nhuyễn rồi mới đem vào trận đấu, trong bida bất cứ thế bi nào chưa được tập nhiều sẽ làm bạn đánh hỏng dễ dàng khi thi thố với đối thủ.

6/ Thắc mắc tại sao chưa lên cơ: nếu có 1 lúc nào đó bạn thấy thắc mắc tại sao mình bị đứng tại chỗ mà không tiến bộ thêm nữa thì hãy.............coi lại 5 điều vừa nếu trên nhé........
Read more…

Nguyên tắc xử lý cấp cao cast 20

08:51 |


Đây là 1 thế bi đơn giản về hình thức nhưng cực khó về độ chuẩn xác của tay đánh, thường được sử dụng để ghi nhiều điểm trong lượt cơ. Để thực hiện được kiểu đánh này đòi hỏi lực trô phải bén, êm và nắm vững đường chạy của bi chạm, các cơ thủ chuyên nghiệp thường tận dụng hình bi này để ghi điểm và đưa dần dần đến kent.

Đầu tiên ta có hình bi lý tưởng:
hocbida.blogspot.com



Sỡ dĩ gọi là carde 20 vì bi nằm cách băng khoảng 20 phân, có thể nằm gần hơn thì gọi là carde 10 hoặc con số khác tùy vị trí. Theo như trên để duy trì được hình thái của carde này ta cần chú ý 3 điều cơ bản:

1/ Bi chạm (carde) luôn đi theo hình zig zag, vào băng rồi lại ra đúng vị trí mà bi chủ vừa chạm đến bi đích, quan trọng ở chỗ bi carde luôn trở ra đá bi chủ chứ ko được đá bi đích, nếu để đá bi đích sẽ làm hư hình carde 20.

2/ Bi đích (bi thứ 3) luôn phải đi theo 1 đường thẳng, không lên không xuống để giữ nguyên trạng thái ban đầu.

3/ Bi chủ luôn phải hồi về sao cho chạm được đúng ngang bụng bi đích để đẩy bi đích đi chiều ngang, nếu chạm trúng phần dưới thì bi thứ 2 này đi lên còn chạm phần trên thì làm bi đích đi xuống => dễ làm hư thế bi này.

Thường người ta sẽ đánh bi này theo nhịp 1, 2, 3. Quan sát hình vẽ trên ta thấy:


_ Nhịp đầu tiên thả bi chủ chạm nhẹ vừa đủ hở 2 bi kia.
_ Nhịp 2 thả bi nhằm mục đích tạo thế trô với bi đỏ, thả vừa đủ để có thế trô lý tưởng không quá nặng hay quá nhẹ.
_ Nhịp 3 trô để đẩy bi carde (bi đỏ) chạm băng trở ra đúng vị trí của bi chủ vừa đến, nhịp cuối cùng này là nhịp khó nhất trong thế bi carde 20, nếu trô dư hay thiếu lực cũng đều có thể khiến hình bi sai lệch nhiều so với ban đầu.

Ngoài ra thế bi này có thể nằm bất cứ vị trí nào trên bàn, ko nhất thiết phải nằm gần băng:



Như hình trên ta thấy có thể tận dụng bất kỳ hình bi mắt kiếng nào để ghi điểm bằng kiểu đánh của carde 20, chủ yếu phụ thuộc lực tay điều bi của cơ thủ, duy trì được hình thái bi này càng nhiều sẽ càng lợi thế hơn trong việc ghi điểm nhiều và nhanh.........
Chúc các bạn tập tốt
Read more…

Nguyên tắc xử lý bi mắt kiến

08:37 |
hocbida.blogspot.com

I, Nguyên tắc xử lý cú đánh bida mắt kiếng 1

Trong khi xử lý các tình huống bi trên bàn rất nhiều người chơi gặp phải tình trạng không biết phải xử lý ra sao, bi không nằm trong các hình gom tưởng hoặc phân vân không biết nên chọn đánh bi nào khi tất cả đều “có vẻ” là đường tốt. Khi đánh, gài, xử lý sai 1 thế bi đang đẹp (chẳng hạn như mắt kiếng) ta có thể nhận được kết quả vô cùng xấu, thậm chí dẫn đến chuyện kết thúc lượt cơ ngay sau đó. Ở đây tôi chỉ xin nêu vài nguyên tắc cơ bản trong xử lý bi mà tôi sưu tầm được từ nhiều tài liệu và kinh nghiệm của các cơ thủ hiện nay. Các nguyên tắc này không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối nhưng ít nhiều cũng sẽ giúp cho người chơi bớt băn khoăn khi xử lý các tình huống thông thường gặp phải.


I/ Chi đánh mạnh nếu thật sự cần:
Phần lớn người chơi bida ở mức trung bình trở xuống đều mắc phải lỗi đánh mạnh đối với những thế bi cần giữ lại càng nhiều càng tốt, nếu không nắm vững yếu tố đầu tiên này người chơi sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội ghi điểm cũng như tạo vị trí tốt cho bi. Ví dụ như 1 thế bi ít ai để ý đến như “mắt kiếng”, các tay cơ lão luyện luôn tận dụng thế bi này ở mức nhiều nhất có thể, họ thường đánh cho 2 bi kia chỉ nhích nhẹ 1-2cm rồi lại tạo thế để trô hoặc xỏ xuyên qua 2 bi kia, hơn thế nữa các cơ thủ có thể tạo ra bi dạng carde để tận dụng điểm nếu 3 bi nằm gần băng. Để phân tích sâu hơn ta có thể chia hình bi mắt kiếng thành các dạng:

a/ Mắt kiếng giữa bàn:

Thoạt nhìn hình bi này có vẻ tương đối dễ chịu nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bi tan rã nếu người chơi không cẩn thận. Do ở giữa bàn nên khó tận dụng được 2 băng ngắn ở cách xa để giữ bi, ta có thể xử lý từng bước :


Đây là trường hợp bi chủ nằm giữa 2 bi kia, ta có thể chọn thả nhẹ trúng bi nào trước cũng được. Khi bi chủ nằm cùng phía với bi nào thì chọn đánh trúng bi đó trước.

Thả lực thật nhẹ, chỉ đủ để trúng bi chạm và bi đích, thông thường sẽ cho ra 2 kết quả, đầu tiên ta bàn về kết quả thứ 1 như hình bên dưới:


Tiếp tục thả nhẹ bi đỏ trước, sao cho ra hình bi để đánh retro

Còn nếu sau khi thả nhẹ lần 2 cho ra kết quả như hình dưới thì ta đánh xuyên bi sẽ đơn giản hơn


Một kiểu thả nhẹ cho ra kết quả khác:


Hình này thuận tiện thả bi chủ lấy mặt bi vàng để ra thế trô gần hơn


II/ Chọn cú đánh đường ngắn tốt hơn đường dài

 Chọn đường ngắn tốt hơn đường dài:
Nếu trong một thế bi có nhiều lựa chọn, đánh đường nào cũng có thể ra bi đẹp thì các cơ thủ có hạng luôn chọn đường gần nhất để thực hiện. Điều này cũng dễ hiểu ở chỗ nếu đánh bi gần người chơi sẽ đo lường lực phát cần thiết chính xác hơn, bi đánh cũng dễ trúng hơn và rủi ro cũng giảm đi nhiều. Thử xem xét 1 thế bi:

Nếu chọn đánh bi đỏ đi đến băng ngắn bên kia rồi quay về như vậy bi sẽ phải đi 1 quãng đường gần 6m để trở lại vị trí gom , rất khó có thể canh chính xác bi sẽ dừng lại ở vị trí nào. Do vậy nên chọn cách đánh thứ 2, bi vàng chỉ cần đi 1 khoảng ngắn để ra vị trí gần bi đỏ, việc canh lực cũng trở nên dễ dàng chính xác hơn.

Ví dụ khác:

Đường xa (không nên)

Đường gần

Nhìn chung khi mọi đường bi đều giống nhau, tức đều có thể đưa về gần nhau sau khi đánh thì ta nên chọn đường gần để thực hiện, điều này rất có lợi trong những trận đấu lớn, giúp tăng sự chắc chắn khi đánh, tiết kiệm thể lực hơn…………

III, Nguyên tắc xử lý cú đánh bida mắt kiếng 3

Không để cả 2 bi mục tiêu đi đường dài cùng lúc:
Ví dụ:

Có rất nhiều người chơi lựa chọn đường bi trên để thực hiện với ý định đẩy cả 2 bi mục tiêu đi 1 quãng rồi họp lại ở nơi dự tính. Đây là lối đánh rất sai lầm vì ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm như:
. Rất khó đánh trúng độ dày mỏng cả 2 bi mục tiêu như mong muốn, như trường hợp này chỉ cần trúng sai bi vàng có thể dẫn đến kết quả xấu.
. Khó điều khiển được lực chạy của 2 bi mục tiêu trong cùng 1 cú đánh, dễ dẫn đến tình trạng “xui bi”, bi thẳng hàng hoặc nằm ở vị trí gây bối rối cho cơ thủ.
. Đánh theo kiểu này luôn khiến bi chủ nằm cách xa cả 2 bi kia, về nguyên tắc thì không bao giờ là dễ dàng nếu bi chủ ko nằm gần ít nhất 1 bi mục tiêu.
Và đây là cách đánh được hầu hết các tay cơ chuyên nghiệp lựa chọn, chỉ đánh nhẹ đủ để bi chủ chạm bi đích hở cách 1 khoảng tương đối lý tưởng:




Với kết quả này rõ ràng ta có thể thực hiện đường bi đơn giản hơn nhiều để gom 3 bi về nơi mong muốn:

Ví dụ khác:


Tống mạnh vào bi vàng để khiến bi đi 1 quãng dài về lại góc bàn cũng được coi là cú đánh không tốt, đã có nhiều người phải kết thúc lượt cơ series chỉ vì kết quả xấu mà những cú đánh như vậy mang lại.

Cách xử lý hiệu quả hơn:

Thả nhẹ cho bi vừa hở 1 khoảng lý tưởng để thực hiện cú rètro (trô)

Tiếp theo là cú đánh dễ dàng và hiệu quả

Read more…

Các cú đánh gom cần nắm.

08:34 |

Mục này chủ yếu đề cập chuyên đề đến từng cú đánh trong các khu vực và thể loại từng cú riêng biệt. Khi tập trung cấp thường người ta sẽ tập chuyên đề từng kỹ thuật và hình bi tổng hợp sau đó bắt đầu xử lý tình huống bi ngẫu nhiên. Mở đầu mình xin đề cập đến các cú đánh thường được sử dụng trong khu vực gần băng ngắn:
Các cú đánh kéo trực tiếp đẩy bi carde đi 1 băng về lại khu vực mong muốn:

Đánh tán bi carde đi 2 băng trở về gom:

Đánh a-moc-ti hơi lớn lực cho bi carde vòng đường dưới lên, mục đích của cú đánh này là để kéo dài thêm quãng đường đi của bi care trong trường hợp không kềm lực nổi cho bi đi trực tiếp về gom

Cu-le đẩy bi chạm đi 2 băng về gom:

Kéo trực tiếp kềm lực và đánh bi carde đi 2 vòng về lại (dùng khi thế bi không đủ độ xéo để bi carde đi 1 vòng)

Và các hình gom khác cũng trong khu vực gần băng ngắn:


Khi tập các cú đánh chuyên đề kiểu này sẽ rất có lợi cho người tập vì độ đa dạng, được thay đổi hình bi liên tục khiến cho tay mau chóng quen với các tình huống ngẫu nhiên diễn ra khi đi cơ series, sau khi tập xong mục này bạn sẽ có cái nhìn sáng suốt và nhạy bén hơn đối với bất cứ thế bi bất chợt nào xuất hiện trong lượt cơ.

Chuyên đề các cú đánh Trô kéo

Bữa nay mình xin tiếp tục mục chuyên đề với các cú đánh gom sử dụng kỹ thuật trô kéo là chính, ở mục trước mọi người đã làm quen với các cú đánh chuyên gần băng ngắn, gần góc dậu thì bữa nay ta bắt đầu tiếp xúc với các cú đánh tầm xa đa dạng hơn:

Các cú đánh trô về tầm xa khá đơn giản:









Các cú đánh đẩy bi carde đi nhiều băng về gom, tuy hơi phức tạp nhưng vẫn thực hiện được trong tầm tay, các hình bi này cũng rất hay gặp:







Đây là dạng bài tập nâng cao của các kỹ thuật trô kéo ở sơ cấp, chỉ là tình huống đa dạng và gần với thực tế hơn. Mong mọi người sẽ tập kỹ các cú đánh chuyên đề này để ứng biến tốt hơn khi gặp các thế bi biến đổi trong thực tế.............
Read more…

Kỹ thuật chạm bi chính xác

08:27 |


Có nhiều cách để canh dày mỏng trong 1 cú đánh, mình đưa ra 1 cách điển hình để mọi người cùng tham khảo. Đầu tiên mình lấy kích thước của trái bi là 61,5mm (được chia làm 8 phần) và đầu cơ là 11,8mm cho dễ hình dung, các hình sau đây được minh họa đúng theo kích thước vừa nêu:


Chạm 1/8 bi:





Chạm 2/8 bi:





Chạm 3/8 bi:





Chạm 4/8 bi (chạm nửa trái):





Chạm mỏng:





Các hình vẽ này sẽ giúp mọi người chạm bi chính xác hơn khi ở khoảng cách xa, từ 3 nút trở lên thì mình hay dùng kiểu canh này, dưới 3 nút tương đối gần nên mình canh cảm giác thôi.....

Read more…