Chuyện tình kỳ quặc của em !

12:10 |

Đấy cũng là mối tình đầu của mình, là 1 e gái ở SG, quen nhau vào 1 buổi chiều chơi boom online. Hồi đấy hơi bị " young buffalo" nên chỉ nghĩ gọi nhau 2 tiếng vk, ck cho vui vậy thôi, nào ngờ ta yêu nhau lúc nào chả biết ^^. Vì khoảng cách địa lý khá xa, nên  hàng ngày chỉ có thể chat chit, nt với chơi game cùng, hết Boom rồi tới Au, có đợt mê game Kiếm thế quá còn nhờ ẽm down về treo máy hộ mới ghê ,haha . Ấy vậy mà cũng quen nhau được khá lâu ấy nhỉ, chắc cũng phải hơn 3 năm, trừ hao những khoảng time cãi vã rồi giận nhau chắc cũng tròn đc 3 năm đấy :)). Người ta nói yêu xa là điều ko hề dễ, nhất là việc 2 đứa lại chưa gặp nhau lần nào, nên chắc đấy là lí do to bự nhất khiến mình phải chia chân( chia tay là xưa roài diễmmmmmm). Có chút buồn nhưng ko sao, đời còn dài, mình còn trỏe mà =))) ( thật ra là buồn lắm, mất ngủ cả mấy đêm liền, toàn ngủ ngày ko àh =)), ăn thì ngày 4 5 bữa lận, tại khi buồn mình lại thèm ăn lắm :((  ). Mãi tới gần đây mình mới có chút liên lạc lại, vẫn nc chém gió vui vẻ với nhau :"> ( ít ra vẫn hơn cả đống đứa xh-ct xong là đường ai nấy đi :"> ).
Với mình ntn là đủ rồi, vì có cố gắng cũng vô ích hehe. Hồi đấy SG a còn chưa chịu tìm e, giờ e sang Mẽo thì ng nông dân biết phải nàm thao =)))).

Gửi e, ng con gái a chưa gặp lần nào, haha.

P/s: Đêm chả biết mần gì nên viết lung tung cho vui vậy thoai, tranh thủ đợi mạng hết lag roài mần en tiếp =.=.
Read more…

Những tâm lý thường gặp của người mới chơi

00:29 |
Đây là bài cuối cùng của giáo trình căn bản Học Bi-A với Dr. Clock và luyện chắc được cái này tôi tin rằng bạn sẽ đủ trình để bắt gà, ngấp nghé ván thắng ván thua với người ở mức trung bình, còn tất nhiên vẫn chỉ là gà so với cao thủ hehe. Tôi khuyên bạn nên luyện các bài căn bản thêm một thời gian càng lâu càng tốt và chỉ khi thấy chắc các kỹ thuật đó mới nên đọc tiếp giáo trình nâng cao. Bài này tôi sẽ chia sẻ một số tâm lý thường gặp của người mới chơi và tôi tin rằng ít nhiều nó cũng sẽ giúp các bạn có thể là động viên tinh thần hay đay nghiến, tạo thêm áp lực, thất vọng về bản thân... Nói chung đó là việc của bạn, còn việc tôi viết thì tôi cứ viết =))

Aaa tôi không có năng khiếu môn Bi-A

Vâng, bạn có thể đi ra và đừng đọc nữa. Vì trừ khi bạn là người lười đọc và chỉ đọc chứ không thực chiến thì không bao giờ là bạn không giỏi được. Tôi không nói tới mức cơ thủ chuyên nghiệp thì đúng là có khi cần năng khiếu thật, nhưng với mức trung bình hoặc trên trung bình thì bất kỳ ai cũng làm được. Có thể có người luyện vài tháng, có người 1 năm hay kể là 2 năm đi nữa thì như vậy cũng là tiến bộ rồi. Và tôi chắc chắn rằng những người bạn đi đánh Bi-A với bạn cũng thích gặp cạ cứng và trình độ bạn tốt hơn, ván đấu gay cấn hơn thì họ cũng thích đánh hơn. Cho nên hãy bớt ca cẩm và bắt đầu luyện từ căn bản đi !

Cầm cơ không chắc dù cố mãi cũng vậy

À vấn đề này rất dễ xử lý, tiếp tục cầm cơ tiếp tới bao giờ chắc thì thôi, nếu bạn là nam giới thì chắc bạn cũng biết có một cách-mà-ai-cũng-biết-là-cách-gì để luyện tay rồi đấy.

Luyện bao nhiêu mà đánh vẫn trượt

Bình tĩnh nhìn lại xem có thể bạn bỏ sót một công đoạn nào đó ví dụ đầu cơ lỗi, gậy không thẳng hay tay cầm chưa chắc. Đôi khi cũng là do thế bi khó và bạn chưa được đánh thế bi khó nhiều mà vào lỗ nào nên trong đầu chưa hình dung được phải đánh sao. Có thể hôm tới đi đánh Bi-A hãy chủ động đến sớm hơn và tập liên tục các con khó sẽ có cảm giác khác đấy.

Tôi rất hay cay cú khi đánh Bi-A 

Chả vấn đề gì cả vì đây là tính cách bình thường và hay xuất hiện trong những bộ môn giao lưu đánh đấu với nhau. Nhưng đừng để nó biến thành những câu nói không hay với địch thủ, hay liên tục gào thét (thỉnh thoảng thì ok) hoặc thể hiện hành động chân tay đấm đá địch thủ :D Nên nhớ, thắng một trận đấu không bằng thắng được chính mình (nghe có vẻ hơi triết lý nhưng ngẫm cũng hay đấy chứ).

Bạn gái tôi đánh Bi-A còn giỏi hơn cả tôi, mà lại suốt ngày rủ tôi đi đánh Bi-A

Cũng nhiều trường hợp thế này, xử lý đơn giản thôi -> Bỏ bạn gái ! Nếu không làm được thì -> Bỏ Bi-A. Còn nếu cả hai phương án đều không ok thì -> bớt ca cẩm và rèn luyện căn bản cho chắc vào, quân tử 10 năm báo thù chưa muộn (đề phòng nó đi theo thằng khác thì nhớ cưới luôn để vẫn có cơ hội 10 năm sau rủ Bi-A để báo thù)

Cảm ơn Dr. Clock, tôi thấy mình rất tiến bộ từ lúc đọc những bài hướng dẫn của giáo sư

Đáng lý tôi phải mừng khi có người khen đấy, nhưng nếu xét về khía cạnh Bi-A thì vẫn phải cảnh tỉnh bạn rằng học hết căn bản bạn cũng còn non lắm, tâm lý cảm thấy mừng vì tiến bộ nhanh là tốt nhưng không cẩn thận nó sẽ thành vội vàng. Hãy bình tĩnh lại và luyện thật chắc trước khi học tiếp những bài nâng cao, và hãy nhớ đừng bao giờ tỏ ra chủ quan khinh địch, đối thủ nào vì biết đâu đó là "cao thủ ẩn mình" đấy.

Chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ với bộ môn Bi-A, vì đó mới là mục đích đáng để bỏ thời gian vào nó phải không?
DrClock.VN

Read more…

Phương pháp ngắm và đánh bi chuẩn

00:28 |

 Có thể bạn đang nghĩ vì sao tới bài 8 mới hướng dẫn cách đánh bi sao chuẩn, vào lỗ. Thực ra sai lầm lớn nhất của người mới chơi là lúc đầu chỉ cố gắng đánh bi làm sao cho vào lỗ và coi đó là mục tiêu mình cần hướng tới, công thức đơn giản như sau: "nhiều bi vào lỗ và thế là ta đã tiến bộ hơn". Nhưng đây là cách luyện rất sai lầm, mới chơi đặt tay còn chưa chuẩn, đầu lơ chọn thế nào còn chưa rõ, quá quá nhiều điều kiện có thể khiến bạn bị đánh chệch.

Tôi hoàn toàn công nhận có những người dù cầm cơ sai, nhưng cứ đánh lâu dần họ có được cảm giác và cứ đặt là trúng nhưng như vậy không phải là hay. Vì những kỹ thuật căn bản nó áp dụng cho cả quá trình và điều kiện tối cần thiết để học những kỹ thuật nâng cao hơn, có thể cái anh không luyện căn bản mà cứ đánh theo cảm giác nhưng đến thời điểm nào đó khi đã quen với kiểu sai cách đó thì thứ nhất là tâm lý không muốn thay đổi (bảo thủ cho rằng tôi thế này là vẫn vào lỗ thì sao phải đổi), thứ hai là căn bản sai thì không thể học được những kỹ năng nâng cao hơn. Đó là lý do vì sao tới bài số 8 tôi mới dậy bạn cách ngắm để khi đọc những bài trước và sẽ loại bớt cái ham muốn cho bi xuống lỗ, mà mỗi bài sẽ chú ý luyện từng cái một như vững tay, cầm gậy chuẩn v..v... Và tới giờ, nếu bạn vẫn luyện tập chăm chỉ thì tôi nghĩ bạn đã đủ điều kiện để học thêm cái mới về cách ngắm bi cho chuẩn.

Một điều nên tâm niệm trong đầu rằng, Bi-A không phải bộ môn nhìn cái là làm được luôn, mà nó là sự khổ luyện từ từ cho các giác quan, bộ phận cơ thể hình thành một cấu trúc và từ đó truyền tải lên não tạo thành một công thức chuẩn. Nên bài này chỉ hướng dẫn bạn về mặt lý thuyết còn trong thực tế để đánh chuẩn hơn bạn vẫn cần rèn luyện bền bỉ.

Ngắm bi chuẩn

Đừng nghĩ tới cao thủ và bắt chước họ khi thấy họ cứ đặt cơ là đánh, họ đã đến cái tầm nói quá lên thì "nhắm mắt cũng đánh được" nhưng để được thế thì họ cũng phải tập rất nhiều. Còn mình là người mới hãy đi từ từ, một trong những sai lầm rất dễ mắc phải của người chơi mới là chưa ngắm một cái gì vào một phát là đặt cơ xuống gõ luôn, gõ xong cái là lập tức đứng lên ngó nghiêng và cầu khấn cho bi xuống lỗ (cho nên nhìn cái là biết ai mới chơi ngay).

Bạn phải tập thành thói quen luôn luôn đứng ở hướng định đánh và cúi xuống một chút rồi ngắm xem mình sẽ đánh vào điểm nào ở bi đích, hay điều thế nào, sau khi ok rồi mới cúi xuống và đánh (nói thì lâu nhưng quá trình này chỉ khoảng 3s ngắm là cùng, đừng lâu quá sẽ không lịch sự với đối thủ). Lý do ngắm lúc ở trên cao thay vì nằm rạp xuống mới ngắn bởi vì khi view từ trên bạn sẽ nhìn được bao quát hơn còn lúc cúi xuống góc sẽ bị hạn chế rất nhiều, nên tưởng là ngắm kỹ mà thực tế là đánh theo cảm giác thôi.

Trong bi-a có hai trường hợp là "tin tay" và "cóng cơ" mà ai cũng trải qua thậm chí trong một ngày đấu phải gặp nhiều lần. Khi đã tin tay thì đánh con nào vào con đó thì không nói, nhưng khi "cóng cơ" dù đánh con dễ cũng trượt, thì chính lúc này những bài học căn bản từ ngắm bi, đặt tay chuẩn v..v... sẽ dội lại vào trong trí ức để bạn cẩn thận hơn, dò tìm lại từng khuyết điểm và dần dần phục hồi cơ của mình.
Làm chủ bi cái, bạn sẽ làm chủ trận đấu !


Phương pháp đánh bi chuẩn

Nói phương pháp cũng không phải, đây đúng hơn là một cách để những người chơi mới dễ suy nghĩ hơn thôi còn tất nhiên khi chơi một thời gian bạn nghĩ ra phương pháp đánh mới mà thấy hiệu quả thì cứ áp dụng nhé.

Như hình ở dưới, đầu tiên cần làm bạn sẽ nghĩ nếu đánh thẳng thì bi đích sẽ đập vào băng ở điểm nào và căn cái điểm áp băng đó so với cái lỗ mình muốn đánh vào nó cách bao xa và hình dung chỉnh lệch bóng khoảng nào, từ từ đánh nhiều sẽ chỉnh được cho quen. Trí óc con người khá kỳ lạ, nếu mỗi lần đánh bạn cứ nghĩ dịch ra trái tí hoặc sẻ qua phải tí thì lần sau cũng lặp lại như vậy không khá hơn mấy, nhưng khi bạn cho não mình có một cái để hình dung, căn đo thì lần sau bạn sẽ dễ nhớ hơn. Ví dụ điểm lưu ở đây chính là điểm bi đích chạm băng so với lỗ muốn ngắm vào (tất nhiên cũng tuỳ thế bi nữa chứ đừng áp dụng dập khuôn) thì với khoảng cách đó sẽ cần dịch ra bao nhiêu.

Bài tập

Đây là thời điểm rất "mong manh dễ vỡ" nhưng lại vô cùng quan trọng bởi đánh Bi-A mà đánh không chuẩn thì xác định thôi, điều có tốt mà bi không vào lỗ thì cũng chả để làm gì. Lưu ý hạn chế hết mức việc luyện cùng kỹ thuật trô, cu lê, phê... trong thời điểm này bởi vì đây là lúc não và giác quan ghi nhớ lại cảm giác đánh chuẩn. Nếu bạn thêm cả kỹ thuật khác vào thì thông tin chắc chắn sẽ hình thành sai lệch. Do đó hãy chỉ luyện cái này liên tục và chỉ ngắm vào tâm bi mà đánh, đến bao giờ bạn ngắm 5 con không quá khó mà vào được 3 con thì đã tạm ổn rồi đấy.

DrClock.VN

Read more…

Hiểu thêm về lực đánh bóng

00:26 |
Trong những bài trước tôi đã nói qua về lực đánh bóng và khuyên bạn nên tập lực nhẹ trước. Làm chủ được lực là kỹ năng cực kỳ quan trọng, những người mới chơi sẽ chỉ nghĩ đơn giản đánh cùng lực đó thì bi sẽ lăn như thế nhưng thực tế là tuỳ vào thế bi như nào mà trái bi sẽ lăn gần hay xa. Bài này tôi sẽ nói chi tiết hơn để bạn ứng dụng nó vào rèn luyện.

Trong Bi-A có thể một người đánh rất tốt về các kỹ thuật, cảm giác bóng tốt và luôn vào lỗ nhưng chỉ cần nhìn họ điều khiển lực thế nào là có thể thấy khá rõ về trình độ họ ra sao. Thường người mới chơi sẽ thích đánh mạnh vì trông uy lực và hoành tráng, nhưng nếu để ý những cao thủ bạn sẽ thấy bi lăn rất từ từ nếu không muốn nói là đẹp mê hồn, đi đúng vào hướng họ muốn. Tất nhiên để làm được vậy bên cạnh việc phải thông thạo các kỹ thuật đánh bóng, nhưng điều đầu tiên bạn cần làm chủ lực khi đánh vào tâm bi cái. Và sau đây, bên cạnh việc dùng lực mạnh & yếu tôi sẽ nói sâu thêm một chút về các tác động ảnh hưởng tới nó.

Lực phân tán

Nghe có vẻ triết lý quả bí một tí nhưng cũng tương đối dễ hiểu. Lấy ví dụ bạn tự dưng một hôm dở chứng lao đầu vào cột điện đi, bắt đầu bằng việc lấy đà và chạy thật nhanh tới, nhưng rõ ràng bạn sẽ thấy (tôi hy vọng bạn không thấy ví dụ này thực tế hehe) nếu bạn đâm đầu chính diện vào cột điện thì lực bạn cũng sẽ bị cột điện cản khá nhiều và sẽ chỉ bay gần đó. Nhưng nếu lúc đó lại chợt suy nghĩ lại nhưng không đủ thời gian dừng, mà hơi nghiêng về phía cột điện thì bạn sẽ bị bay xa hơn là bởi mặt tiếp xúc giữa đầu và cột điện không nhiều nên cột điện không cản được nhiều lực từ bạn.

Áp dụng vào hai viên bi trong bộ môn Bi-A, từ minh hoạ đau đớn phía trên bạn sẽ hiểu ngay rằng nếu bi cái và bi đích tiếp xúc nhiều thì chắc chắn nó sẽ bay gần đó, và với cùng lực đó mà bạn sẻ bi đích tiếp xúc càng ít thì lực bóng bi cái văng ra sẽ xa hơn. Từ đây bạn sẽ điều chỉnh lực cho tuỳ tình huống cho phù hợp, cùng xem một số ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.

(các ví dụ sau đây chỉ nói tới trường hợp bạn đánh vào tâm bi cái)

Đánh chính giữa

Trong hình minh hoạ phía dưới ta có thể dễ dàng nhận thấy để đánh bi 15 vào lỗ thì bi cái sẽ phải tiếp xúc khá nhiều với bi 15, hay nói cách khác bi 15 đã hấp thụ tương đối lực đẩy từ bi cái nên bi cái sẽ văng ra gần đó.


Đánh sẻ

Để sẻ bi vào lỗ 10 thì bi cái sẽ chỉ chạm một chút vào bi đích nên chắc chắn bi sẽ văng ra xa hơn. Nếu bạn dự định điều bi cái sau khi ăn xong chỉ ở gần đó để dễ dàng đánh tiếp bi 7 thì cần phải lực hết sức nhẹ nhưng oái ăn ở chỗ vẫn vừa đủ lực để bi 10 rơi được vào lỗ. Những con thế này kể cả cao thủ cũng phải dè chừng không là cái có thể bay sát băng là điếc ngay, hoặc có người có thể chọn phương án đánh mạnh hơn 1 tí để cái đập băng về vẫn có thể đánh 7. Tất nhiên bạn ở trình độ này thì tôi khuyên bạn vẫn cứ đánh nhẹ chứ hạn chế điều đập băng hết sức có thể.


Nói một chút tới tới trô và cu lê

Culê thì bạn căn theo những gì tôi nói ở đây và cứ thế rèn luyện cho có cảm giác thôi, còn tại đây tôi sẽ nói một chút nâng cao về đánh trô liên quan đến thế bi. Như ở bài này có nói rằng trô là khi bạn đánh khiến bi xoáy xuống nhưng do lực đánh tiến nên bi vẫn phải lăn tiến, và khi bi đập vào bi đích mà lực tiến càng bị giảm nhiều thì khả năng bóng giật xoáy về càng cao. Hay nói một cách đơn giản, nếu như hình minh hoạ ở trên thì có thánh cũng chẳng thể trô được, mà chỉ những con bi đích lấp khá nhiều mặt tiếp xúc với bi cái thì bạn mới có thể trô kéo về.

Thế bi này có thể ăn 6 rồi trô về bắn 13 lỗ 10


Một biến thể của trô, không nhất thiết phải giật về mà có thể men và đi vòng cung như trong hình. Nhưng đường điều này cũng phải luyện rất lâu mới được nên thường thì sẽ điều đập băng và bắn ngược lại để ăn 13 sẽ dễ hơn, tất nhiên nếu bạn muốn thể hiện thì đây sẽ là lúc phân định đẳng cấp.


Bài tập

Hãy để ý tuỳ từng thế bi và suy nghĩ xem thế này độ văng của bi sẽ thế nào để từ từ luyện tập và quen dần với cảm giác dùng lực. Hãy nhớ luôn luôn cố gắng tập và thành thạo đánh nhẹ vì một khi đã đánh nhẹ quen sẽ có thể đánh mạnh, nhưng nếu luyện đánh mạnh trước thì rất nan giải để quay về lực đánh nhẹ đấy.

Ngoài ra hãy tạm thời quên các kỹ năng cao siêu mà chỉ cần tập quen với lực thôi, trừ những con này tin tay hoặc là muốn thủ một chút thì mới nên dùng. Hãy nhớ, học căn bản vững thì kỹ thuật khác sẽ học và luyện rất nhanh còn kể cả có kỹ thuật cao siêu mà căn bản không vững thì giống như cây to mà ở trong bị sâu mọt, chỉ có thể loè được mấy người mới chơi chứ không phải giỏi về lâu về dài, đánh trường kỳ nhiều trận.


DrClock.VN
Read more…

Luật cơ bản của những kiểu đánh Bi-A phổ biến

00:25 |

 Có rất nhiều kiểu chơi Bi-A khác nhau, và ngay trong chính một kiểu chơi cũng có thể có những luật khác nhau một chút. Nên nếu đánh với những người mới thì ngay từ đầu bạn nên thống nhất trước về luật để tránh tranh cãi sau này. Bài này tôi sẽ hướng dẫn cho bản một số kiểu chơi Bi-A khá phổ biển ở Việt Nam và luật cơ bản của chúng.

Khoang màu

Một người sẽ ăn từ 1 - 7 và người còn lại ăn từ 9 - 15, khi ăn xong sẽ ăn con số 8.

Để biết ai đánh dãy số nào thì không tính bi rơi xuống lỗ ở cơ phá, và sau đó nếu ai ăn bi ở dãy số nào thì sẽ theo thế mà đánh. Ví dụ player 1 phá bàn và ăn được con 2, do đây là cơ không tính. Họ vẫn được đánh tiếp và nếu ăn con 3 thì sẽ đánh từ 1 - 7, hay ăn con 10 thì đánh từ 9 - 15. Khi chưa biết ai ở dãy số nào thì ta gọi là "mở".

Khi đã xác định dãy số của player nào thì lần chạm bi đầu tiên không được chạm vào 8 hoặc dãy số của đối phương nếu không sẽ bị tính là Penalty (đối thủ được đặt bi ở đâu tuỳ thích). Ví dụ dãy số của bạn là 1 - 7 thì bạn không được để bi cái trong lần chạm đầu tiên chạm vào con số 9 - 15, nhưng vẫn có thể đánh ví dụ bi 2 vào bi 10.

Khi ăn được bi trong dãy số của bạn thì bạn sẽ được đánh tiếp, đánh hết bi trong dãy số sẽ được chạm và đánh 8. Khi đánh 8 cần chỉ rõ đánh lỗ nào và nếu ăn sai lỗ cũng thua.

Trong một lần đưa cơ bi cái phải chạm ít nhất 1 bi và một trong hai bi đó phải chạm băng 1 lần nếu không sẽ bị Penalty.

Một cách gọi khác của Khoang màu là chẵn lẻ, luật cũng như vậy nhưng thay vì đánh dãy số từ 1 - 7 và 9 - 15 thì giờ là đánh dãy số lẻ, dãy số chẵn.

Những người hơn trình độ nhau có thể chấp 8 rời hoặc 8 liền. Ví dụ chấp 2 con 8 rời thì người đó phải ăn 2 con 8 nhưng do là rời nên khi ăn được 1 con 8 là kiểu gì cũng chuyển lượt cho đối thủ. Còn nếu là 2 con 8 liền thì sau khi ăn 1 con 8 vẫn được quyền đánh tiếp.


Đánh nhiều khoang màu bạn sẽ thấy khi đánh tới con 8 tâm lý khác hẳn với con khác

Tá lả

Mỗi người sẽ nhận 8 - 10 cây bài hoặc tuỳ vào quy định của riêng nhóm bạn thế nào.

Khác với khoang màu, trong Tá lả bạn được chạm vào bất kỳ bi nào nhưng chỉ được đánh xuống lỗ nhưng bi có trên bài của bạn.

Khi ăn được 1 cây đầu tiên có trên bài sẽ gọi là chống móm, và nếu người khác cũng ăn cây đó thì khi này bạn có thể gửi. Ví dụ nếu bài bạn có con 7 và đã chống móm, khi địch thủ đánh rơi 7 xuống thì lúc họ đánh xong bạn cũng được hạ con 7 xuống.

Nếu ăn nhầm con không có trên bài bạn hoặc bi cái không chạm được con nào và một trong hai con đó không chạm vào băng được 1 lần thì bạn sẽ bị sẹo. Khi này bạn sẽ bốc thêm 2 cây nữa, nếu bạn đã chống móm thì khi bốc lên 1 trong 2 cây mà đã có người ăn rồi thì bạn phải đặt luôn xuống và bốc cây mới tới khi có đủ 2 cây. Còn trong trường hợp chưa chống móm thì bốc 2 cây nào lên cũng phải cầm vào bài. Tuỳ từng quy định nhưng thông thường bị 2 hoặc 3 sẹo trong 1 ván là coi như thua luôn.

Những bi rơi xuống lỗ mà bạn không có thì sẽ phải nhặt bi đó lên và đặt ở giữa bàn.

Khi bài bạn còn 2 hoặc 3 cây bạn sẽ phải báo (tuỳ vào quy định từng nơi) để mọi người biết bạn chỉ còn từng đó cây.

Ván đấu kết thúc khi một người đã ăn hết bài của họ hoặc không còn bài để bốc (trường hợp này người đó bị thua luôn), những người còn lại sẽ tính điểm dựa trên số bài mình còn (càng ít càng tốt).

Tá lả 1 cây

Nhặt riêng 13 con cùng chất trong 1 bộ bài và tương ứng với bi từ 1 - 13 ví dụ toàn bích, toàn tép... Bi 14 và 15 sẽ do mọi người quy định ví dụ Q rô là 14, K rô là 15.

Mỗi người nhặt 1 cây, và trong lượt bạn được chạm hoặc ăn bất kỳ con nào trên bàn. Nếu ăn được đúng cây của bạn thì mỗi người kia thua bạn 1 điểm (tổng bạn có 2 điểm), sau đó bạn hạ xuống và bốc tiếp.

Nếu ăn được cây của người khác (người cầm cây đó phải có trách nhiệm báo) thì bạn sẽ được 1 điểm từ người kia, và người đó bốc bài.

Bạn bị tính sẹo khi chết cái hoặc bi không chạm vào 1 bi khác và đập băng 1 lần, khi này bạn mất lượt đồng thời mất 1 điểm cho mỗi đối phương. Nhưng bạn vẫn giữ nguyên cây trên bài.

Ván đấu kết thúc khi ăn hết bi trên bàn hoặc mọi người không còn bài để bốc.


Sẻ lỗ 10 thường khó hơn lỗ khác

Lỗ 10

Tuỳ từng nơi quy định chấp ví dụ 3 - 2 nghĩa là một bên phải đánh 3 bi vào lỗ 10 còn đối phương đánh 2 bi.

Trước khi ăn đủ số bi vào lỗ 10, thì những con bạn đánh rơi lỗ tít sẽ phải nhặt lên để ra giữa và bạn không được đánh tiếp. Còn nếu đánh vào lỗ 10 thì bạn được đánh tiếp.

Khi đánh đủ số lỗ 10 quy định bạn được quyền đánh lỗ tít và lúc này ăn lỗ tít cũng được đánh tiếp.

Ván đấu kết thúc khi một người có tổng điểm số bi nhiều hơn 60, một số nơi đánh với luật làm tròn có nghĩa phải cộng đủ 60 điểm chứ không được thừa không được thiếu.

Bạn bị sẹo khi chết cái hoặc bi cái không chạm được bi khác một lần và một trong 2 bi chạm băng 1 lần, khi này đối phương sẽ nhặt bi đặt ở điểm phá và được quyền đánh 2 cơ liên tiếp (không kể cơ ăn mà được đánh tiếp).

Kết luận

Mỗi kiểu chơi có cái hay riêng và rèn luyện cho bạn kỹ năng khác nhau. Nhưng nếu bạn là người mới chơi thì tốt nhất nên học đánh khoang màu vì nó đơn giản, có nhiều bi để đánh, thêm cơ hội luyện tập. Nếu đi đông như từ 4,5 người trở lên có thể đánh tá lả 1 cây. Nếu muốn so tài kỹ năng sẻ lỗ 10 thì chơi luật lỗ 10, đánh tá lả khi bạn đã thực sự cao thủ và gặp đúng cạ, thì trận đấu sẽ rất gay cấn và hấp dẫn.


DrClock.VN


Read more…

Hệ thống Tuzul 1/4 bàn

00:14 |
Như các bạn đã biết bàn Billard bao gồm hai hình vuông giống hệt như nhau.Nếu chúng ta chia cái BÀN bởi một đường thẳng được bắt đầu bằng chấm thứ hai trên băng dài và song song với băng ngắn, chúng ta sẽ nhận được một cái bàn nhỏ chính xác bằng ¼ cái bàn mà chúng ta đang đánh.Tất cả những công thức đều đúng trong cái bàn ¼ này.Những giá trị mà chúng ta tính toán trong cái bàn nhỏ này hoàn toàn tương ứng với hệ thống TuZul bắt đầu từ băng ngắn.Bạn nghĩ rằng những trái bi trong cái bàn ¼ này sẽ to hơn nhưng thực ra nó sẽ đem lại cho bạn lợi thế trong hệ thống tính toán của mình.Lúc nào cũng vậy, nhân tố chính để tính toán chính xác là xác định được giá trị TABLE VALUE.





Read more…

Hệ thống Double băng Ngắn-Dài-Ngắn ( Lăn)

00:10 |

Hệ thống nút số TUZUL – double băng trong ¼ bàn Bida Carom 3 băng

-Các bạn hãy nhớ lại rằng, trong đường bi DOUBLE băng, giá trị TABLE VALUE sẽ được nhân hai và nó cũng thể hiện góc giới hạn của cái BÀN mà bạn đang chơi.Trong hệ thống ¼ bàn, giá trị nhân hai đó không còn được sử dụng nữa.Giá trị TABLE VALUE trong những hình vẽ dưới đây thể hiện góc giới hạn có thể tạo ra được đường bi DOUBLE băng tại băng ngắn. Trong hệ thống ¼ bàn, một cú đánh khá êm sẽ đảm bảo bi chủ di chuyển với độ xoáy lý tưởng vì thực tế nó chỉ là một đường bi ngắn mà thôi.
Hệ thống nút số TUZUL – double băng trong ¼ bàn Bida Carom 3 băng


Read more…

Hệ thống double băng Dài-Ngắn-Dài ( Lăn)

00:06 |
-Trong toàn bộ hệ thống TUZUL , phương pháp tính cơ bản luôn luôn dựa trên giá trị TABLE VALUE mà ta đã xác định.Nhưng lần này, giá trị đó sẽ được nhân hai để sử dụng trong công thức.Cái đó giúp chúng ta biết được góc giới hạn của đường bi Duoble băng và vị trí mà chúng ta sẽ nhắm vào.Vị trí đó được xác định rất dễ dàng, các ban có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những hình vẽ dưới đây.Tất nhiên, cú ra cơ mà các bạn dùng để xác định giá trị TABLE VALUE sẽ được dùng lại(Cái này để giá trị TABLE VALUE không bị thay đổi-nphong63),phải đảm bảo rằng áp-phê vẫn còn khi bi chủ chạm băng thứ ba.Tôi đề nghị các bạn dùng cú đánh sử dụng áp-phê với lực đánh mạnh vừa phải.Vị trí cơ-bi và giá trị TABLE VALUE tương ứng sẽ rất quan trọng trong việc đường bi của chúng ta có chính xác hay không.



Read more…

Kỹ thuật Amocti( đánh chết bi, âm bi )

23:31 |
Một cú đánh chết bi luôn tạo được hiệu quả gom cao hơn cú sống, ai cũng có thể nhận ra cú đánh thông thường hay khiến người chơi khó kiểm soát được lực chạy của bi chủ, khi đánh lực lớn vào bi chạm thì bi chủ cũng sẽ có khuynh hướng đi nhanh do đó khi trúng bi mục tiêu dễ tạo ra kết quả không như mong muốn. Trong khi đó cú đánh chết bi giúp cơ thủ kềm chế gần như tuyệt đối lực chạy của bi chủ, điều này có nghĩa là người chơi chỉ cần quan tâm lực chạy và đường đi của bi chạm (có thể gọi là bi cadre) sao cho về đúng chỗ của hai bi còn lại (sau khi trúng).

Một ưu điểm rất đáng kể nữa của cú đánh này là chúng ta dễ dàng điều khiển ephe của bi cadre, khi bi chủ tiếp xúc bi chạm nếu có để ephe bi chạm sẽ xoáy theo chiều ngược lại:

Từ đó bi đi theo hướng mong muốn của cơ thủ. Ví dụ ta có một thế bi như sau:



Nếu đánh theo kiểu thông thường dễ tạo ra kết quả không mong muốn nhưng với kỹ thuật ép bi này ta thấy việc điều khiển bi cadre về vị trí gần bi đích trở nên dễ dàng hơn. Do tính chất luôn phải đánh thật dày vào bi chạm nên bi chủ không thể chạy nhiều (sống), việc này dẫn đến bi chủ luôn ở gần bi đích sau khi trúng và tạo ra hình bi lý lưởng.
Kỹ thuật này khi mới tập người ta luôn thấy khó khăn vì trước đó đã quen kiểu đánh nửa trái ephe thuận, khi chưa quen thường bị thiếu lực do đánh dày bi chủ bị giảm lực nhiều. Cần tập luyện nhiều để biết độ dày mỏng cần thiết của các thế bi có thể ép gom được.


Cách thực hiện: yêu cầu tiên quyết của cú đánh này là luôn đánh bi chủ chạm thật dày vào bi cadre (tối thiếu chạm 8/10 bi cadre), phát lực giống như kỹ thuật trô (đẩy cơ và dừng đột ngột). Còn lại là ephe, nếu cần điều khiển bi chủ sang hướng nào ta chỉ cần để ephe theo hướng ngược lại
Các thế bi ứng dụng:









Video minh họa:

Read more…

Quy tắc 90 độ

23:28 |
I.Khái quát về qui tắc 90độ
Khi bi chủ chạm bi2 ở tình trạng không épphê retro/culê (nghĩa là bi chủ không xoáy ngược cũng không xoáy tới) thì sau khi va chạm bi chủ sẽ dội ra 1 góc 90 độ so với đường đi của bi 2


Lưu ý: épphê ngang (xoáy ngang) của bi chủ hầu như không ảnh hưởng đến qui tắc này. Ta sẽ sử dụng épphê ngang để điều chỉnh hướng đi của bi chủ sau khi chạm băng.

II.Làm sao để bi chủ khi chạm bi2 không có épphê retro/culê
• Ở khoảng cách gần: đánh phía dưới bi chủ 1 tí
• Ở khoảng cách xa: nếu đánh mạnh thì vẫn đánh dưới bi chủ 1 tí. Nhưng nếu đánh nhẹ-trung bình thì phải đánh thấp hơn
Nói chung là cái này phải đánh quen cho có cảm giác. Xem hình nha các bạn:



III.Vậy nếu khi bi chủ chạm bi2 mà có dính 1 chút epphe retro hay culê thì sẽ như thế nào?
Lưu ý lại 1 lần nữa: lực đánh (tốc độ) bi chủ không ảnh hưởng tới góc ra 90độ miễn sao khi va chạm bi chủ không xoáy retro hay culê là được
Mời xem hình cho dễ hiểu:




IV.Áp dụng qui tắc 90độ với amocti

Nhắc lại amocti là gì: là cú đánh mà bi chủ sau khi chạm dầy bi2 sẽ lăn rất chậm nhằm mục đích khống chế gom bi

Tại sao ở sơ cấp đánh amocti cảm giác thấy khó? Đó là vì người đánh sơ cấp khi thực hiện amocti trong đầu chứa rất nhiều thứ: đánh dầy hay mỏng, mạnh hay nhẹ, épphê để như thế nào và thông thường từ lúc suy nghĩ cho đến lúc đánh xong trong đầu vẫn chưa xác định rõ ràng đánh như thế nào mới đúng --> đánh thấy khó trúng/đánh hụt là chuyện dễ hiểu

Sau đây chúng ta phân tình 1 số tình huống để có thể áp dụng qui tắc 90độ vào amocti nhằm đơn giản hóa suy nghĩ khi ra cơ --> đánh cảm giác dễ trúng hơn



V.Áp dụng qui tắc 90 độ cho dò gà góc lớn




VI.Áp dụng qui tắc 90độ kết hợp epphê ngang (thuận hay nghịch)








VII.Qui trình ra cơ khi áp dụng qui tắc 90độ
Bước 1: Hình dùng trước đường đi của bi2 (đánh dày hay mỏng) để có thể gom.
Bước 2: Từ đường đi của bi2 ta xác định được góc ra của bi chủ sau khi chạm bi2.
Trường hợp 1: Nếu bạn xác định đánh đúng qui tắc 90độ (góc ra 90độ) thì bi chủ khi chạm phải mất xoáy tới hoặc xoáy ngược
Trường hợp 2: Nếu bạn xác định góc ra bi chủ >90độ thì bi chủ khi chạm phải còn xoáy ngược, <90độ bi chủ khi chạm phải có xoáy tới
Bước 3: xác định có nên để epphê thuận/nghịch thêm vào bi chủ hay không
Bước 4: xác định lực cần đánh từ đó quyết định nên đánh bi chủ cao hay thấp

Qui trình có vẻ rườm rà, nhưng thật ra chỉ cần thực hành vài lần cho quen, sau đó nó sẽ lướt qua đầu bạn rất nhanh (chậm cũng có sao đâu, còn hơn phải trả tiền giờ)

VIII.Kết luận
Đối với trình độ sơ cấp, có những thế bi sẽ gây cho bạn bối rối vì cảm giác chưa thuần thục. Nếu những thế bi có thể thì hãy áp dụng qui tắc 90độ để biết chính xác mình nên đánh như thế nào. 
Có thể bạn đánh vẫn hụt nhưng sẽ là xém trúng & biết rõ tại sao hụt chứ không phải là hụt xa & không chắc chắn tại sao mình hụt. Từ đó cảm giác bi sẽ nâng cao nhanh hơn.

Read more…